Hướng dẫn cách lắp đặt lưới chống côn trùng
Lợi ích của việc lắp đặt lưới chống côn trùng
Lợi ích quan trọng nhất của việc lắp đặt lưới chống côn trùng là ngăn chặn sự xâm nhập trái phép của các loài gây hại cho mùa màng, cây cối. Hằng năm, các loài dơi, chim, bướm, hay chuột là những loài động vật gây ra thiệt hại lớn cho các vườn hoa quả, rau màu của người trồng. Sử dụng thuốc trừ sâu, loài thiên địch khó có thể kiểm soát chúng. Do đó, việc xây dựng nên lớp lưới ngăn chặn chúng đến gần cây cối là một trong những biện pháp tối ưu.
Lưới chống côn trùng là hàng rào bảo vệ cây cối khỏi tác động của thiên nhiên. Lưới giúp kiểm soát lượng ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây trồng, ngăn chặn một phần các tia độc hại như UV làm thay đổi đặc tính của cây và các sản phẩm của cây trồng.
Trong những trận mưa rào, mưa đá, lưới giúp ngăn cản lực tác động của hạt nước lên cây. Lưới ngăn chặn lượng lớn sương giá bằng cách làm chúng ngưng tự thành giọt ở các mắt lưới rồi dẫn nước đó xuống mặt đất thay vì để sương “leo đậu” trên lá gây mất nước, táp lá.
Dụng cụ chuẩn bị trước khi lắp đặt lưới
Trước khi lắp đặt lưới chống côn trùng, chủ trang trại cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ sau:
Khi chọn lưới chống côn trùng cần chú ý đến kích thước mắt lưới. Kích thước này sẽ tùy theo loại côn trùng và động vật mà chủ nông trại muốn ngăn cản. Nếu muốn cản châu chấu thì cần lưới mắt nhỏ, đan dày. Tuy nhiên, nếu chỉ cần cản cản sự xâm nhập của chim, dơi thì có thể sử dụng mắt lưới rộng 2cm…
Khung lưới thường được làm từ chất liệu inox, thép hoặc gỗ tùy theo điều kiện tài chính. Khung có thể đặt làm tại xưởng hoặc mua các bộ phận về để hàn thành khung theo ý muốn. Nếu chủ trang trại muốn mua về tự hàn thì cần thuê thêm một số dụng cụ hỗ trợ như máy hàn, máy cắt, thước đo để có thể gia công các bộ phận, tạo hình cho khung.
Phụ kiện hỗ trợ lắp đặt như máy khoan, đinh ghim, băng keo, búa, cuốc, xẻng, vít ba ke, silicon, ốc vít các loại.
Cách lắp đặt lưới chống côn trùng dạng lưới cuốn
Lưới chống côn trùng dạng lưới cuốn là loại có thể kéo lên và xuống theo sự điều khiển của con người. Cấu tạo của lưới cuốn gồm hộp cuốn để chứa được các chi tiết khác gồm: lưới, trục cuốn; ray điều hướng chuyển động.
Bước 1: Tạo khung lưới
Lắp ráp và hàn các bộ phận khung lưới thành một khung hoàn chỉnh nếu bạn chưa thuê làm khung sẵn.
Bước 2: Lắp hộp cuốn, thay ray
Khi lắp hộp cuốn, bạn cần vít chặt hai bên hộp để cố định vị trí các bộ phận trong hộp cuốn. Trong cách lắp đặt lưới này, hộp lưới thường đặt ở phía trên đỉnh của khung lưới. Vít chặt hộp cuốn vào khung để cố định vị trí.
Lắp ray chuyển động cho khung lưới men theo cạnh của khung. Vị trí cần đúng so với động rộng của lưới.
Bước 3: Kiểm tra
Kiểm tra lưới đã hoạt động trơn tru, êm ái không bằng cách kéo thả lên xuống. Nếu lưới hoạt động tốt, không bị mắc trong quá trình chuyển động thì bạn đã hoàn thành công đoạn lắp lưới chống côn trùng dạng cuốn.
Để các bộ phận được hoạt động trơn tru, bạn cần vệ sinh thay ray thường xuyên để loại bỏ rác, lá hay bụi bẩn bám trên nó. Cách lắp đặt này phù hợp với diện tích cây trồng nhỏ, chiều cao thấp.
Cách lắp đặt lưới chống côn trùng dạng lưới xếp
Cũng tương tự như lưới cuộn, để lắp đặt lưới chống côn trùng dạng lưới xếp cần có các dụng cụ là ray điều hướng chuyển động, hộp lưới xếp.
Lưới xếp có phương thức vận hành khác với lưới cuốn ở trên. Ở cách lắp đặt này, bạn sẽ mở hoặc đóng lưới bằng cách kéo ra hoặc đẩy vào. Khi đẩy vào, lưới sẽ gấp lại theo các nếp gấp và xếp gọn vào một bên. Khi kéo ra, các nếp gấp đó sẽ dàn ra và che phủ diện tích.
Cách bước lắp đặt:
Bước 1: Tách phần lưới ra khỏi phần khung.
Bước 2: Đặt khung lưới vào vị trí cần lắp đặt và siết lại.
Bước 3: Lắp đạt lưới vào phần khung bao.
Bước 4: Kiểm tra việc vận hành của khung lưới bằng việc đóng và mở khung lưới.
Cách lắp đặt lưới chống côn trùng dạng lưới cố định
Lắp đặt lưới chống côn trùng dạng lưới cố định là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong các trang trại lớn hay nhà kính nuôi trồng hiện nay. Với phương pháp này, bạn không thể đóng hay mở lưới do các mảnh lưới được gắn cố định vào khung lưới.
Các bước tiến hành lắp đặt khung lưới chống côn trùng dạng cố định:
Bước 1: Tạo khung lưới
Lưới được chăng theo hình dáng của khung. Do vậy, bạn có thể lựa chọn hình dáng khung theo sở thích của mình. Thông thường, khung sẽ được làm theo hình nhà mái vòm, mái tam giác hoặc mái phẳng.
Bước 2: Cắt lưới chống côn trùng
Cắt lưới chống côn trùng phù hợp với từng phần của khung lưới. Cần cắt dư chiều dài so với kích thước thực tế để có thể cố định lưới xuống đất.
Bước 3: Giăng lưới
Bao phủ lưới theo khung lưới. dùng đinh ghim hoặc chỉ để kết nối các đoạn lưới riêng lẻ lại với nhau, tránh việc lưới hở làm côn trùng lọt vào.
Bước 4: Cố định phía dưới của lưới.
Lấy đất để chèn lên phần chân lưới để cố định lại vị trí, tránh gió bão làm lưới bị bung khỏi khung.
Các thương hiệu lưới chống côn trùng phổ biến trên thị trường
Lưới chống côn trùng là vật liệu nông nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Trên thị trường có nhiều thương hiệu cung cấp loại sản phẩm này như: Hsia Cheng Việt Nam, Lực Sĩ, Hoa Hướng Dương…
Hsia Cheng là đơn vị cung cấp lưới nông nghiệp, lưới chống côn trùng có quy mô lớn tại Việt Nam. Thương hiệu được thành lập từ năm 1967, trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Hsia Cheng tập trung vào sản xuất, phân phối lưới chất lượng cao, xứng đáng là giải pháp nông nghiệp hàng đầu của người nông dân.
Bài viết đã chia sẻ 3 cách lắp đặt lưới chống côn trùng cho nông trại để phòng ngừa sự xâm nhập của các loài gây hại. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp những lợi ích của việc sử dụng lưới chống côn trùng, các thương hiệu lưới nông nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.