Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Hồng Trong Chậu Đơn Giản Cho Cây Luôn Khoẻ
Cây hoa hồng là loại hoa có vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng được nhiều người yêu thích. Khi hoa hồng được trồng trong chậu sẽ giúp quá trình chăm sóc và trưng bày được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, để sở hữu một chậu hoa hồng đẹp, bạn cần biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật. Nếu bạn chưa biết cách trồng hoa hồng trong chậu như thế nào giúp cây phát triển tốt thì hãy “bỏ túi” những thông tin hữu ích được Bodaciouspens chia sẻ dưới đây nhé.
Ưu – nhược điểm khi trồng hoa hồng trong chậu
Hoa hồng thường được trồng trong những chậu nhỏ và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo với nhiều ưu điểm:
- Dễ chăm bón: Hoa hồng sẽ được nhân giống thành nhiều cây con và được trồng trong những chậu nhỏ để tiện chăm sóc, dễ dàng tưới, bón phân và di chuyển.
- Thay thế cây mới dễ dàng: Sau một thời gian trồng, cây hoa hồng sẽ phát triển tốt, tán lá xum xuê, cây kích thước lớn không phù hợp với vị trí đặt chậu cây hiện tại nên bạn có thể dễ dàng di chuyển cây đến nơi khác để thay cây trồng mới vào.
- Dễ kiểm soát mầm bệnh: Trên hoa hồng trong chậu sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cỏ dại và côn trùng gây hại cho cây giúp hoa hồng phát triển tốt hơn.
- Dễ thay đổi vị trí đón nhận ánh sáng: Chậu hoa hồng có thể phát triển không đồng đều do thiếu ánh sáng, nên bạn cần xoay chậu hoa theo nhiều góc độ để các chồi non mọc ra và phát triển.
Ngoài những ưu điểm nổi bật như trên, cách trồng hoa hồng trong chậu vẫn có những hạn chế như:
- Khả năng tăng trưởng chậm: Hoa hồng trồng trong chậu bị hạn chế khả năng phát triển chỉ trong phạm vi kích thước của chậu cây. Điều này khiến những người mới trồng hoa rất khó có chế độ chăm sóc cây phù hợp.
- Tốn công chăm sóc: Bạn sẽ cần nhiều thời gian tưới nước, chăm sóc cây hơn vì phải xem xét hằng ngày để xem còn đủ lượng nước cần thiết cho cây không. Cách chăm hoa hồng trong chậu cần được chú ý kỹ để cây phát triển khỏe mạnh.
- Tốn thời gian thay chậu: Sau một khoảng thời gian trồng hồng trong chậu, bạn cần thay thế chậu và đất khác để cây hồng tiếp tục phát triển tốt.
Xem thêm: Top 10 mẫu hoa sinh nhật đẹp và độc đáo
Cần chuẩn bị gì trước khi trồng hoa hồng trong chậu?
Với cách trồng hoa hồng trong chậu cây, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như sau:
Dụng cụ và nguyên liệu
Theo kinh nghiệm trồng hoa hồng trong chậu của nhiều người, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ trồng cây như sau:
- Chậu cây có kích thước phù hợp.
- Đất thịt trồng cây giúp hoa hồng phát triển tốt.
- Phân bón và mùn hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Bột xương và bột máu khô cung cấp vi lượng cho cây để hoa nở đẹp.
- Đá cuội để phủ xung quanh gốc cây để yếm khí, thúc đẩy phân giải chất dinh dưỡng cho cây.
- Muối Magie Epsom cung cấp magie cần thiết giúp lá xanh mướt, phòng chống sâu hại.
Xem thêm: Lấy hàng phụ kiện thời trang giá sỉ ở đâu chất lượng?
Chọn giống hoa hồng phù hợp
Chọn giống hồng phù hợp để trồng trong chậu để chăm sóc đúng kỹ thuật vì không phải loại hoa hồng nào cũng có thể trồng được ở trong chậu. Các loại hồng xuân, hồng bụi, hồng lai cần không gian sinh trưởng rộng lớn nên không thể phát triển trong chậu cây nhỏ bé. Hạt giống hoa này bạn có thể mua những nơi bán hạt giống ở online hoặc offline. Các địa chỉ này cũng sẽ có bán hạt giống rau mầm, hoa, củ, quả,… để bạn lựa chọn nếu có hứng thú làm thành một vườn rau sạch, hoa thơm.
Chọn kích cỡ chậu
Sau khi mua hạt giống hoa, tiếp theo bạn cần chọn chậu để trồng chúng. Một trong những cách trồng hoa hồng trong chậu giúp cây phát triển tốt nhất là lựa chọn kích thước chậu phù hợp. Không nên trồng chậu kích thước quá nhỏ mà nên trồng hoa với kích cỡ chậu lớn để cung cấp nhiều dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ cho cây. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chất liệu của chậu, bạn nên lựa chọn chậu hoa làm bằng gốm, đất sét, đáy có lỗ thoát nước.
Xem thêm: Tổng hợp nguồn hàng văn phòng phẩm Quảng Châu bán sỉ
Chuẩn bị giá thể
Khi trồng hoa hồng trong chậu, giá thể là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự phát triển của cây. Bạn cần chuẩn bị giá thể có hệ thống thoát nước đục lỗ dưới chậu và kê mảnh sành có độ cong phù hợp. Tiếp đến, bạn hãy dải đất xuống, than tổ ong hay trấu lót bên dưới.
Cách trồng hoa hồng trong chậu đơn giản cho cây luôn khoẻ
Đầu tiên, bạn đổ 2/3 hỗn hợp đất trồng đã trộn với chất dinh dưỡng vào chậu, sau đó lót thêm 1 tầng đá cuội khoảng 3cm gần đáy để các chất dinh dưỡng và chất khoáng không bị trôi ra ngoài.
- Nếu trồng hoa hồng bằng thân rễ tươi, bạn lưu ý để một đụn đất giữa lòng chậu cây, sau đó đặt thân rễ trên đụn đất. Tiếp đến hãy vỗ nhẹ quanh thân để đất có thể lấp kín khoảng trống, sau đó tiếp tục đổ 1/3 đất còn lại vào để che hết rễ cây.
- Nếu sử dụng hạt ươm, bạn hãy tạo hõm nhỏ ở lòng chậu và đặt hạt vào. Chỉ nên cho số lượng hạt phù hợp với kích thước của chậu để cây phát triển tốt. Sau đó, vỗ nhẹ xung quanh chậu để đất lấp kín hõm gieo hạt, lưu ý chỉ phủ 2.5cm đất lên hõm.
Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm
Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho hoa hồng trong chậu
Đối với cách trồng hoa hồng trong chậu cây, bạn cần chú ý chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật để hoa có thể phát triển tốt nhất. Chăm sóc hoa hồng trong chậu không khó nếu bạn nắm vững các kỹ thuật sau đây.
Tưới nước
Khi tưới nước cho chậu hoa hồng, chỉ tưới vừa đủ để làm ẩm đất, không tưới quá nhiều. Không nên tưới cây từ 10h đến 18h vì thời điểm này nhiệt độ rất cao, bốc hơi rất nhanh. Không tưới nước trực tiếp lên lá và thân để tránh nấm và vi khuẩn tấn công.
Chế độ bón phân
Kỹ thuật bón phân cho hoa hồng là điều khó nhất bạn cần chú ý vì hoa hồng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất nhanh. Bạn cần liên tục bón phân sử dụng loại phân bón 10-10-10 NPK hay một số loại phân bón cân bằng có các chất kháng nấm và bệnh. Hãy sử dụng phân bón đúng liều lượng và không bón phân lên trên lá.
Xem thêm: Lấy hàng phụ kiện thời trang giá sỉ ở đâu chất lượng?
Cắt tỉa hoa hồng
Cắt tỉa hoa hồng sẽ giúp gốc cây thoáng hơn, tránh ủ mầm bệnh, điều này giúp tỉa bỏ lá hư do sâu gây hại để cây phát triển mạnh hơn. Bạn hãy chú ý quan sát cây khi tỉa, những nhánh mới ra màu đỏ đậm, cành mập mạp thì nên giữ lại.
Phòng và trị sâu bệnh
Cách trồng hoa hồng trong chậu thường bị thiếu ánh sáng hay đất quá ẩm khiến sâu bệnh dễ xuất hiện. Một số loại sâu bệnh và cách điều trị bạn cần chú ý như sau:
- Rệp vừng là côn trùng hút nhựa khiến cây dễ bị héo, gãy và hư hỏng nụ hoa. Bạn hãy giã tỏi, ớt, gừng với nước để làm thuốc, sau đó phun lên cây để tránh rệp vừng tấn công.
- Bệnh đốm đen khiến lá vàng úa và rụng dần, lúc này bạn hãy cắt tỉa những lá bị bệnh và thay đổi cách chăm sóc cây hợp lý hơn hoặc sử dụng 1 muỗng baking soda pha với nước và phun lên cây.
- Bệnh phấn trắng do đất bị ẩm ướt, thiếu ánh nắng trực tiếp, bạn hãy pha baking soda với nước để xịt lên hoa hồng trong vài ngày để điều trị bệnh.
- Bệnh gỉ sắt khiến hoa hồng có những đốm nhỏ màu vàng do thời tiết ẩm ướt, lúc này bạn hãy ngưng tưới nước và sử dụng nước vôi với baking soda khử trùng.
Hướng dẫn cách thay chậu trồng hoa hồng
Với cách trồng hoa hồng trong chậu, sau khi trồng được thời gian nhất định, bạn nên thay chậu trồng hoa hồng và đất mới để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.
Khi nào cần thay chậu?
Sẽ có 2 trường hợp bạn cần thay chậu là khi mới mua về và khi cây đã ăn hết đất trong chậu. Dù bạn đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây nhưng hoa hồng không thể phát triển tố có thể là do chất hữu cơ trong giá thể bị hoai mục khiến rễ bị “ngộp” xuất hiện những dấu hiệu:
- Tược non và hoa ít dẫn
- Tược non nhỏ và ốm.
- Tược non sớm đóng nụ, cành hoa hồng ngắn lại
- Lá thường xuyên bị vàng và nổi gân xanh.
Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý trung tâm ngoại ngữ, học viên học tiếng Anh
Một số điều cần lưu ý
Khi hoa hồng vừa có nụ hoa hay có tược non bạn không nên thay chậu. Nếu cần thay chậu gấp thì bạn nên tỉa hết hoa, nụ, cành nhánh rồi mới thay. Nếu gốc hồng quá lớn không nâng lên được bạn hãy tỉa bớt phần rễ và bỏ bớt nhánh cây, bạn lưu ý việc này cần thật cẩn thận.
Xử lý sau khi thay chậu
Sau khi thay chậu, hoa hồng có thể bị sốc nhẹ hay đứt rễ nên lá sẽ bị vàng và rụng một ít. Bạn có thể dùng Superthrive nồng độ 1-2 giọt/1 lít nước giúp cây phục hồi nhanh hơn nhé.
Với hướng dẫn cách trồng hoa hồng trong chậu như trên sẽ giúp bạn có thể sở hữu những chậu hoa đẹp, góp phần điểm tô cho không gian thêm nổi bật hơn. Trồng hoa hồng trong chậu có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm nên bạn hãy lưu ý cẩn thận nhé. Xem thêm bí quyết chăm sóc nhà cửa, mẹo làm bếp, kinh nghiệm trồng cây tại Xinh Xinh – Trang thông tin dành cho phái đẹp uy tín, chất lượng với đa dạng chủ đề hiện nay để biết thêm nhiều mẹo làm đẹp cho gia đình và bản thân bạn nhé!
Xem thêm: Kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ em tại nhà hiệu quả