Tổng qua về kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5
Giấy in là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống con người. Đây là một trong những loại văn phòng phẩm được bán chạy, được sử dụng trong hoạt động in ấn, photocopy. Kích thước khổ giấy giữ vai trò quan trọng trong việc in ấn. Vậy, kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 như thế nào là hợp lý? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin dưới đây nhé!
1. Vai trò của kích cỡ khổ giấy trong in ấn
Giấy in, giấy photo là một loại văn phòng phẩm cực kỳ quan trọng và cần thiết ở mọi nơi như công ty, trường học,… Công ty phân phối máy in và máy photocopy tại https://hungphuckhang.com/cho-thue-may-photocopy/ tiết lộ rằng: một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc in ấn là kích cỡ khổ giấy. Với những kích cỡ đúng tiêu chuẩn sẽ giúp bạn in ấn nhanh và chính xác hơn.
- Hầu hết các máy photocopy hay thiết bị in ấn đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn Châu Âu. Do đó, điều đó sẽ giúp bạn thực hiện thao tác tiện lợi khi thiết kế in ấn trên các khổ giấy A có sẵn và chuẩn bị nguồn giấy để photocopy và in ấn.
- Việc có sẵn các khổ giấy in ấn quy chuẩn A vô cùng phổ biến, mang tính ứng dụng cao nếu bạn làm trong ngành in ấn. Bởi phần lớn khách hàng sẽ yêu cầu và lựa chọn thực hiện photocopy, in ấn xung quanh các kích cỡ này.
- Với các dịch vụ in ấn hoặc photocopy ở gia đình thì chỉ sử dụng loại máy nhỏ, phù hợp với cỡ A4 trở xuống. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn thường được khách hàng tìm đến để thực hiện dịch vụ in ấn chuyên nghiệp.
- Theo đó, các khổ giấy lớn như A3, A2, A1, A0 thì cần các thiết bị máy in, máy photocopy loại lớn để thực hiện in hoặc photocopy.
- In ấn chuyên nghiệp có ưu điểm là tính linh hoạt và đa phương tiện. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, khi khách hàng cảm thấy mình muốn in trên khổ giấy lớn hơn A4 thông dụng thì họ sẽ tìm đến bạn để có thể nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp hơn.
2. Những tiêu chuẩn về khổ giấy
Hiện nay, hầu hết các khổ giấy đa phần tuân thủ theo tiêu chuẩn EN IOS 216 – tiêu chuẩn xuất phát từ chuẩn DIN 476. Đây là tiêu chuẩn do Viện tiêu chuẩn Đức nghiên cứu và công bố vào năm 1922.
Những tiêu chuẩn về kích thước khổ giấy bạn cần biết:
- Kích cỡ giấy quy định viết chiều ngắn hơn so với trước.
- Các khổ giấy trong dãy A, B, C đều được thiết kế hình chữ nhật. Tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1,414.
- Quy chuẩn chi tiết về diện tích của khổ A0 là 1m2 và các cạnh của khổ giấy phải được xác định là 841×1189 mm.
- Các khổ trong cùng dãy có thể đa dạng, tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo khổ giấy được theo thứ tự xác định lùi. Khổ giấy sau có diện tích bằng 50% diện tích của khổ giấy trước. Cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn để hình thành ra khổ sau là cách chia đơn giản nhất.
- Các khổ giấy của dãy B là các khổ giấy chuyên biệt, được suy ra theo công thức như sau: khổ giấy B bằng trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ giấy dãy A.
- Còn khổ giấy của dãy C thì được tính theo khổ dãy A và B, với công thức: lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng.
- Ngoài ra việc thuê máy photocopy để in ấn, photo cũng cần chú ý đến kích thước chuẩn của khổ giấy để đạt được hiệu suất công việc cũng như tránh việc đổi máy, gặp trục trặc trong quá trình sử dụng.
3. Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5
Kích thước khổ giấy A:
Kích cỡ khổ giấy trong in ấn đóng vai trò quan trọng bởi mỗi tài liệu khác nhau sẽ cần những khổ giấy chuẩn nhất định. Chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 theo tiêu chuẩn quy ước, giúp bạn in ấn văn bạn một cách chính xác.
Mỗi khổ giấy tiếp theo sẽ bằng 1 nửa khổ giấy trước đó, chẳng hạn kích cỡ khổ giấy A4 bằng một nửa kích thước giấy A3, khổ giấy A5 bằng một nửa của khổ giấy A4.
Kích thước khổ giấy A4 là khổ giấy thường được sử dụng nhất trong in ấn, kích cỡ chuẩn của khổ giấy A4: A4 = 210 x 297mm = 21 x 29.7 cm =8.27 x 11.69 inches
Còn tính theo Pixel thì kích cỡ khổ giấy A4 sẽ tùy theo nhu cầu của người dùng và tùy hình ảnh để có thể với chất lượng khác nhau, pixel càng lớn thì chất lượng ảnh càng rõ.
- Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm
- Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm
- Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm
- Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm
- Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm
- Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm
Trước đây, ngoài Mỹ, Canada và Mexico, kích cỡ giấy được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Kích thước giấy A4 đã trở thành kích thước tiêu chuẩn cho loại giấy tiêu đề trong các doanh nghiệp ở các nước nói tiếng Anh như New Zealand, Úc, Anh Quốc. Khổ giấy A được xem như là tiêu chuẩn chính thức vào giữa thế kỷ 20 tại Châu Âu và cho đến bây giờ thì nó là tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
Kích thước loại khổ giấy B:
Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A. Tương tự như các khổ dãy A, khổ giấy B cũng được chia thành nhiều loại kích thước khác nhau và được quy định từ B0 – B12.
Kích cỡ các khổ giấy C:
Mặc dù không được sử dụng nhiều như khổ giấy A và B nhưng khổ giấy C cũng là một trong những loại kích cỡ quy chuẩn của các khổ giấy.
Kích cỡ khổ giấy A, B, C:
Khổ A | Kích thước (mm) | Khổ B | Kích thước (mm) |
A0 | 841×1189 | B0 | 1000×1414 |
A1 | 594×841 | B1 | 707×1000 |
A2 | 420×594 | B2 | 500×707 |
A3 | 297×420 | B3 | 353×500 |
A4 | 210×297 | B4 | 250×353 |
A5 | 148×210 | B5 | 176×250 |
A6 | 105×148 | B6 | 125×176 |
A7 | 74×105 | B7 | 88×125 |
A8 | 52×74 | B8 | 62×88 |
A9 | 37×52 | B9 | 44×62 |
A10 | 26×37 | B10 | 31×44 |
A11 | 18×26 | B11 | 22X31 |
A12 | 13×18 | B12 | 15×22 |
A13 | 9×13 |
Trên đây là những chia sẻ về kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 để sử dụng khi mua máy in hay mua máy photocopy hiệu quả. Hi vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đừng quên chia sẻ và theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!