Một số kinh nghiệm quản lý phòng trọ bạn cần nắm rõ
Kinh doanh phòng trọ hay còn gọi là cho thuê phòng trọ là một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận, ổn định mà lại khá nhàn. Đặc biệt tại các khu làng Đại học, khu công nghiệp hay tập trung nhiều văn phòng… nơi có lượng người tạm trú cao thì kinh doanh phòng trọ càng phát đạt. Tuy nhiên, để khiến nó sinh lợi thì bạn phải biết cách quản lý phòng trọ – nhà trọ hiệu quả bằng các phần mềm quản lý phòng trọ, và lấy được lòng người cùng 1 vài lưu ý khác… Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm dưới đây nếu bạn đang hay có ý định đầu tư kinh doanh phòng tro nhé.
Top 5 kinh nghiệm quản lý phòng trọ
1 – Xác định đối tượng cho thuê
Việc xác định rõ đối tượng cho thuê rất quan trọng bởi nó quyết định đến con đường kinh doanh, giá thuê phòng, quảng bá viêc cho thuê cũng như cách thức mà bạn sẽ quản lý phòng trọ – nhà cho thuê của mình ra sao. Chẳng hạn những phòng trọ rộng rãi, đắt tiền sẽ nhắm đến những người đi làm có thu nhập khá, sẽ khác hẳn những khu phòng trọ dành cho công nhân có thu nhập thấp. Tuy nhiên chắc chắn những người có thu nhập càng cao thì sẽ là đối tượng yêu thích của nhiều người chủ phòng trọ.
Thông thường việc nhắm đến đối tượng cho thuê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như khu vực bạn đầu tư xây dựng xung quanh tập trung đối tượng nào, nguồn vốn bạn có… Chẳng hạn như bạn ở gần khu cao ốc văn phòng, thì khách hàng tiềm năng của bạn chắc chắn sẽ là những người tri thức, từ đó bạn sẽ xây dựng những mô hình phòng trọ cao cấp hơn. Hoặc giả sử bạn không có đủ nguồn vốn để xây dựng khối chung cư mini, bạn có thể cho thuê nguyên căn hay xây nhà ở rồi phân chia thành từng phòng để cho thuê. Tuy nhiên dù có là đối tượng nào, bạn cũng hạn chế cho những đối tượng không rõ lai lịch, giấy tờ tùy thân hoặc gia đình quá đông thành viên thuê trọ, vì dễ phát sinh nhiều vấn đề phiền phức và mất thời gian công sức giải quyết.
2 – Đề cao tính an ninh
Bạn nên nhớ, an ninh là vấn đề bạn phải quan tâm ưu tiên bởi đó chính là nỗi lo lắng của nhiều khách thuê phòng. Sẽ không ai có thể an tâm sống trong khu phòng trọ hay xảy ra tình trạng mất cắp, cướp vặt hay hàng xóm thiếu văn minh… Hơn nữa chính những khách hàng gây rối an ninh ấy cũng ảnh hưởng đến chính cuộc sống của gia chủ, thậm chí nhiều trường hợp khách thuê đã cướp tài sản chủ nhà rồi bỏ trốn mất biệt.
Một số cách mà các chủ phòng trọ hay dùng để thắt chặt an ninh như lắp đặt camera hành lang để tiện theo dõi tổng quát khu trọ, cửa ra vào luôn khóa cẩn thận, tách biệt khu cho thuê và khu ở riêng, lập ra quy định cho thuê… Thậm chí nhiều người đầu tư vào những khu phòng trọ đắt tiền hay khu căn hộ đã thuê hẳn đơn vị quản lý vận hành để giải quyết những vấn đề phát sinh cũng như thu tiền đầy đủ hàng tháng, đến tháng chủ nhà trọ chỉ việc đến thu tiền.
3 – Không ngừng quảng bá hình ảnh khi quản lý phòng trọ – căn hộ cho thuê
Như bạn đã biết thuê phòng trọ chỉ là hình thức ngắn hạn, do đó bạn không thể dừng việc quảng cáo hình ảnh phòng trọ của mình khi cho thuê đầy phòng. Nếu chẳng may khách thuê của bạn ngưng thuê đột xuất, bạn sẽ chẳng kịp tìm khách cho thuê khác để lấp vào, như thế công suất thuê phòng không ở mức tối đa, dẫn đến lợi nhuận giảm. Đặc biệt là các nhà trọ nằm trong ngõ hẻm, hay các xa trung tâm thành phố, các phòng trọ có quy mô lớn thì vấn đề tiếp cận khách hàng tiềm năng không hề dễ dàng.
Vì lý do đó, việc duy trì PR phòng trọ vẫn nên được triển khai. Thật ra những việc này bạn có thể triển khai ngay từ những giai đoạn đầu của việc đầu tư, như thế sau này chi phí duy trì sẽ không quá lớn. Hiện nay có rất nhiều kênh mà các chủ cho thuê thường dùng để tiếp cận khách hàng mới như xây dựng website riêng về phòng trọ, quảng bá trên mạng xã hội, trên các diễn đàn rao vặt, cho thuê bất động sản, môi giới hay chạy quảng cáo, re-marketing… Thậm chí có những hình thức quảng cáo có lựa chọn không hề mất phí nên bạn không cần quá lo lắng về nó.
Đặc biệt các chủ trọ hiện nay phần lớn sử dụng phần mềm quản lý trọ Mona House để quản lý, giao tiếp với khách hàng 1 cách tiện lợi, không cần đến trực tiếp để thông báo hoặc thu nợ như trước kia. Đây cũng là 1 dạng thức vừa quản lý hiệu quả mà lại tự PR cho khu trọ của mình trở nên chuyên nghiệp hơn.
4 – Không tiết kiệm những khoản chi không đáng
Tâm lý chung của những người cho thuê phòng thường là rất e ngại những vấn đề phát sinh về chi phí, chẳng hạn như điện nước, hệ thống Internet, nâng cấp cơ sở vật chất, tu sửa phòng trọ… Tuy nhiên chính vì tiết kiệm những khoản chi phí nhỏ đó sẽ khiến bạn bị thiệt hại những thứ lớn hơn, chẳng hạn như bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa phòng trọ, nhưng đến khi căn phòng xuống cấp nặng nề thì chi phí phát sinh sẽ càng lớn hơn nữa. Như thế không khác gì tính già hóa non.
Do đó, lời khuyên dành cho các chủ cho thuê ở đây chính là “hãy chi những gì xứng đáng”. Mỗi khi quyết định bỏ ra chi phí để thay đổi, nâng cấp… phòng trọ, bạn hãy cân nhắc và đừng ngại ngần bỏ những khoản đầu tư nhỏ để thu lại những lợi ích lớn hơn sau này. Hơn nữa, việc không ngừng thay đổi và hoàn thiện cũng là cách tốt nhất để giữ chân khách cho thuê cũ – những người sẽ không khiến bạn phải phiền hà vì nhiều vấn đề như trả tiền thuê đúng hạn, không tuân thủ quy định phòng trọ… như khách mới.
5 – Là chủ nhà thân thiện nhưng không dễ tính
“Khách hàng là thượng đế”, đó là câu châm ngôn của nhiều người kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau không riêng đầu tư cho thuê phòng trọ. Tuy nhiên ranh giới giữa một chủ nhà “thân thiện” với “dễ dãi” hay “hà khắc” rất mong manh. Quá khó tính, bạn sẽ khiến khách cho thuê phật ý bỏ đi, mà quá dễ tính, bạn sẽ khiến họ lấn lướt.
Lời khuyên là bạn chỉ nên dừng lại ở mức thân thiện, không được phá vỡ những quy tắc mà mình đã đặt ra. Chẳng hạn nhiều người đi thuê phòng trọ thường lợi dụng sự cả nể và tình cảm đó để khất tiền thuê nhà, hoặc kéo thêm người khác về ở chung mà không tôn trọng quy định đã đặt ra. Do đó, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách thuê nhưng trong một giới hạn cho phép, đó là điều mà bất cứ người chủ cho thuê nào cũng nên lưu ý.
dTrên đây là các kinh nghiệm quản lý phòng trọ – nhà trọ hữu ích mà Bodaciouspens chia sẻ đế các bạn Chúc các bạn thành công.