Shopify là gì? Các mô hình kiếm tiền hiệu quả với Shopify
Bán hàng đa kênh đang trở thành xu hướng để tiếp cận thị trường và tăng trưởng doanh thu hiệu quả. Và website bán hàng online trở thành một trong những kênh bán hàng nổi bật mà bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua. Shopify sẽ giúp bạn thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, đơn giản và tiết kiệm hơn bao giờ hết. Vậy Shopify là gì? Nó có đặc điểm gì? Tại sao phải dùng Shopify? Các mô hình kiếm tiền với Shopify nào tốt? Tất cả những vấn đề xoay quanh sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Shopify là gì?
Shopify là gì? Đó là nền tảng thương mại điện tử được phát triển từ năm 2016 bởi một công ty cùng tên. Nền tảng này được phát triển và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử vài năm trở lại đây.
Shopify cho phép người dùng tạo website bán hàng online với đầy đủ các tính năng như: đăng sản phẩm, thiết lập giỏ hàng, quản lý hàng hóa, thanh toán online, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, liên kết mạng xã hội, marketing automation và nhiều tính năng khác.
Không giống như các nền tảng OpenCart hay Magento, bạn cần phải có kiến thức về web hosting, website, HTML,… mới có thể sử dụng được. Với Shopify, bạn sẽ không cần bất kỳ kĩ năng nào về lập trình. Chính bởi ưu điểm dễ dàng, thuận tiện, chỉ tính tới giữa năm 2020, nền tảng này đã thu hút hàng triệu khách hàng sử dụng, biến Shopify trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều các đơn vị hỗ trợ Shopify services nên bạn cũng không cần phải lo lắng về việc sử dụng shopify khó khăn nữa.
Nhờ có Shopify, bạn sẽ có một bộ công cụ tạo dựng website bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh với mọi thứ được thiết lập và hoạt động ngay lập tức. Ngoài nền tảng trực tuyến, công ty Shopify còn có hệ thống điểm bán dành cho các nhà bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, ở bài viết này sẽ chỉ đề cập đến nền tảng thiết kế web bán hàng online của Shopify.
Các đối thủ chính của Shopify như Bigcommerce, Wix,… Bigcommerce được coi là đối thủ lớn của Shopify khi những tính năng, hiệu quả bán hàng của nó cũng rất hiệu quả, được người dùng đánh giá rất cao. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về Bigcommerce hoặc cần giải pháp Bigcommerce Web Design để xây dựng kênh bán hàng (bao gồm web, hệ thống quản lý, app, marketing) chuyên nghiệp.
Đặc điểm và cách thức hoạt động của Shopify là gì
Để hiểu rõ hơn về Shopify, bạn có thể tham khảo những đặc điểm của nền tảng này thông qua phân tích ưu – nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm của Shopify
- Dễ dàng sử dụng ngay cả khi không hiểu nhiều về mặt kỹ thuật.
- Có thể tự tạo nên website bán hàng với đầy đủ tính năng, thân thiện với người dùng.
- Tăng cơ hội tiếp cận khách hàng cho shop, bất kỳ ai cũng có thể truy cập và mua sản phẩm của bạn.
- Chi phí duy trì hàng tháng thấp, chỉ $29$/tháng cho gói cơ bản, $79/tháng cho gói trung cấp, $299/tháng ứng với gói nâng cao.
- Kho giao diện miễn phí đẹp mặt tại Shopify Theme Store, kèm theo những theme mất phí hấp dẫn cho bạn thêm nhiều lựa chọn.
- Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật luôn sẵn sàng giúp đỡ, bằng nhiều phương thức khác nhau như qua hotline, email, trò chuyện trực tuyến.
Nhược điểm của Shopify
- Hạn chế về mặt chức năng. Nếu bạn cần cần tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, bạn sẽ cần phải mua thêm những tiện ích bổ sung.
- Chi phí giao dịch khá cao. Nền tảng này cũng chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam.
- Sẽ khó khăn hơn trong việc thay đổi nền tảng sử dụng.
Những lý do nên sử dụng Shopify là gì
Shopify là lựa chọn tốt hơn cả khi thiết kế website bán hàng online hiện nay. Shopify for startups, nền tảng này rất thích hợp để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh online. Nếu sử dụng, bạn sẽ nhận thấy vô vàn lợi ích của công cụ này. Cụ thể như:
Hỗ trợ SEO website
Với tầm quan trọng của SEO, Shopify chắc chắn sẽ không bỏ qua vấn đề này. Nền tảng có rất nhiều app hỗ trợ SEO, giúp khách hàng tìm kiếm thấy website dễ dàng, tăng tiếp cận và chuyển đổi tốt hơn.
Những chia sẽ từ Matt Long – CEO của Groove Technology Software Outsourcing Company cho biết dù Wix được đánh giá khá cao trong giới nền tảng thương mại điện tử về giúp SEO hiệu quả nhưng những phản hồi từ người dùng Shopify cũng không kém cạnh. Minh chứng hiệu quả SEO là các store như: Cedarandpearl, Mindzai.com, Tattly.com, Kkwbeauty.com, Goodeystudio.com,…
Đặc biệt, Shopify lưu trữ dữ liệu trên cơ sở hạ tầng khổng lồ nên tốc độ tải trang cũng nhanh hơn, giúp bạn dễ dàng lọt top Google hiệu quả hơn.
WordPress không còn phù hợp
WordPress đang thể hiện ra không còn phù hợp. Bạn vẫn có thể tạo ra website bán hàng theo ý thích với WordPress và plugin WooCommerce, miễn bạn có kiến thức chuyên môn về việc xây dựng website. Trong khi đó, Shopify lại không yêu cầu quá cao về vấn đề đó, bạn chỉ cần chọn mẫu sẵn và sử dụng thôi.
Việc dùng Shopify sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí để thuê người thiết kế website thương mại điện tử bằng WooCommerce. Và công cụ này cũng đang cập nhật liên tục, bổ sung những thứ mới nhất hợp với xu hướng kinh doanh vào thư viện của họ. Nên bạn không cần lo lắng những gì bạn tạo ra đã bị cũ.
Hỗ trợ bán hàng đa kênh hiệu quả
Shopify cho phép tích hợp đa kênh từ Facebook, Instagram, Pinterest, Ebay, Amazon,… giúp bạn quản lý tất cả các kênh trên 1 giao diện duy nhất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để sử dụng tính năng này, bạn cần sử dụng bản mất phí của Shopify bởi bản dùng thử 2 tuần không có.
Cộng đồng mạnh mẽ, hỗ trợ 24/7
Khi sử dụng một nền tảng mới, bạn có thể gặp nhiều vấn đề khó giải quyết. Shopify có đội hỗ trợ 24/7 cùng cộng đồng người dùng mạnh mẽ tại Community.shopify.com. Bạn có thể tham khảo 2 nguồn này nếu có vấn đề.
Các mô hình kiếm tiền với Shopify
Với Shopify, bạn có thể áp dụng khá nhiều mô hình khác nhau. Dưới đây là 3 mô hình tiêu biểu bạn có thể tham khảo:
Dropshipping với Shopify
Dropshipping hay Dropship là mô hình kinh doanh kinh điển với những ai đam mê kiếm tiền online. Với Shopify, Dropship trở nên đơn giản hơn khi bạn có thể tạo ra kênh website bán hàng trực tuyến dễ dàng, có thể kết nối với hầu hết các sàn thương mại điện tử khác như eBay, Amazon, Aliexpress,…
Có thể bạn chưa biết, Dropship với Shopify đang trở thành trào lưu vào năm 2021 với mô hình free plus shipping hay dropship với đơn lẻ từ Aliexpress. Tuy nhiên, mô hình này đang dần thay đổi nhờ seller nhập lượng lớn hàng từ Trung Quốc ship Mỹ, lưu tại những kho tại nước đó hoặc sử dụng dịch vụ FBA của Amazon.
Tuy nhiên, nhìn chung sử dụng mô hình Dropship với Shopify đã trở nên dễ dàng hơn với những app kết nối và lấy sản phẩm từ các sàn.
Cách bắt đầu Dropship trên Shopify:
- Đăng ký sử dụng thử 14 ngày
- Nghiên cứu sản phẩm định Dropship
- Tìm nhà cung cấp, kiểm định chất lượng sản phẩm
- Tối ưu store Shopify.
- Chọn hình thức Dropship truyền thống hoặc hiện đại.
Chi phí đầu tư ước tính min sẽ khoảng $2600 để có full từ store chất lượng, test sản phẩm, order hàng lượng lớn và ship hàng về kho ở Mỹ.
Print on Demand (POD)
Tương tự như Dropship, POD cũng đang chiếm lĩnh sự thu hút nhất định đối với thị trường. Khá nhiều đơn vị đã thành công với hình thức kinh doanh áo thun POD và mua được nhà, xe cộ.
Vài năm trở lại đây, kinh doanh áo thun POD có sức nóng mạnh, đặc biệt với các platform như TeeSpring, Sunfrog,… Các quy trình như đăng sản phẩm, xử lý đơn hàng đều sẽ được thực hiện trên platform đó. Tuy nhiên, những platform đó có sự hạn chế đối với việc phát triển thương hiệu riêng, thiết kế giao diện storefront, thiếu các tính năng cho ecommerce vì không đủ nhân lực. Khi đó, giải pháp chính là Shopify.
POD được kết nối với hệ thống Shopify một cách đồng bộ hóa. Toàn bộ sản phẩm từ Shopify sẽ đồng bộ với platform POD. Trong đó, Shopify sẽ là trung tâm với storefront quản lý đơn hàng, khách hàng, marketing,… Khi có đơn hàng từ Shopify, hệ thống tự chuyển đơn qua POD, POD sản xuất và seller.
Với cách này, POD chỉ cần tập trung vào xử lý đơn hàng, chất lượng sản phẩm và ship cho khách hàng. Mọi thứ còn lại như web, khách, thanh toán, marketing đã có ecommerce của Shopify lo.
Mô hình POD sẽ có sự tham gia của:
- Người bán (Seller)
- Shopify làm nhiệm vụ storefront, bán hàng và nhận thanh toán.
- Platform POD nhận thông tin đơn hàng và gửi đối tác sản phẩm là nhà in thông qua API.
- Nhà in nhận đơn hàng từ POD và sản xuất, gửi hàng tới khách qua danh nghĩa người bán.
Fulfillment by Amazon (FBA)
Fulfillment by Amazon là dịch vụ hoàn tất đơn hàng bởi Amazon. Người dùng ẽ đăng ký bán hàng trên Amazon và gửi hàng vào kho.
Với Amazon, bạn có thể lựa chọn 2 hình thức phổ biến như:
- FBA (Fulfillment by Amazon): Hình thức bạn gửi hàng đến kho Amazon. Khi có đơn hàng, Amazon sẽ thực hiện giao hàng và thu phí dịch vụ trên đơn hàng cùng phí lưu kho (nếu có).
- FBM (Fulfillment by Merchant): Hình thức đăng sản phẩm trên Amazon và lưu kho của bạn hoặc bên thứ 3. Bạn cũng sẽ là người ship đơn hàng cho khách.
Lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào điều kiện của bạn. Nếu bạn có kho ở Mỹ thì chọn FBM để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn ở Việt Nam thì FBA sẽ là lựa chọn tốt nhất rồi.
Cách bắt đầu với Fulfillment by Amazon:
- Đăng ký tài khoản seller tại Amazon.
- Tìm nhà cung cấp, test chất lượng sản phẩm.
- Đăng sản phẩm lên Amazon, ship hàng qua kho.
- Tối ưu store của bạn.
Bạn vừa xem xong bài viết Shopify là gì? Các mô hình kiếm tiền với Shopify. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, bạn đừng quên chia sẻ với mọi người. Hãy theo dõi kênh để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
Xem thêm: So sánh Bigcommerce và Shopify: Nên lựa chọn nền tảng nào